TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BỒI ĐẮP TRÍ TUỆ.
BẠN SỞ HỮU BỘ NÃO CỦA MỘT THIÊN TÀI. |
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế tri thức, nơi mọi thứ quý giá nhất chính là trí tuệ
con người. Để trở nên tài giỏi vượt trội trong lĩnh vực chuyên môn, chúng ta phải không
ngừng nghĩ ra các ý tưởng sáng tạo để khắc phục khó khăn và tìm tòi những giải pháp mới.
Nếu bạn muốn phát huy tối đa tiềm năng não bộ, hàng ngày bạn phải nuôi dưỡng nó bằng
những ý tưởng hay và thông tin hữu ích. Bạn càng khơi dậy khả năng của não bộ nhiều bao
nhiêu thì nó càng trở nên am hiểu, sáng tạo và thông thái bấy nhiêu.
Thêm chú thích |
Chỉ số thông minh của bạn không phải bất di bất dịch mà có thể tăng hoặc giảm theo thời
gian, tùy thuộc vào việc bạn rèn luyện trí óc nhiều hay ít. Tất cả chúng ta đều có lượng nơ-
ron (tế bào thần kinh) tương đương nhau. Một người trung bình có khoảng 100 tỷ nơ-ron,
nghĩa là mọi người bình đẳng về mặt tiềm năng trí tuệ.
Yếu tố quyết định ai thông minh hơn ai nằm ở số lượng các mối liên kết được thiết lập
giữa các tế bào thần kinh (liên kết nơ-ron). Cứ mỗi lần hệ thần kinh tạo thêm một liên kết
mới, lối tư duy mới cũng được hình thành. Do đó, người nào có số lượng liên kết nơ-ron
càng nhiều, người đó sẽ càng thông minh.
Những khi ta kích thích, thử thách não bộ thông qua việc học hỏi hoặc bắt tay vào làm
điều gì mới mẻ, các liên kết mới được hình thành. Số lượng liên kết nơ-ron trong hệ thần
kinh con người gần như là vô tận. Điều đó cũng có nghĩa là trí thông minh của ta không hề
có giới hạn.
Ngược lại, nếu không thường xuyên rèn luyện trí não, các liên kết hiện hữu ấy sẽ yếu dần
và não bộ của bạn sẽ co lại theo đúng nghĩa đen. Y học gọi đó là chứng teo não. Đây là lý do
tại sao những người nghỉ hưu sớm mà không tiếp tục làm việc nào khác thường bị lão suy
và mắc chứng Alzhei- mer nhanh hơn. Những người này mất khả năng tập trung, trí nhớ
suy giảm trầm trọng. Bạn hãy nhớ câu, “phàm cái gì lâu không dùng đều sớm hỏng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét