4 BÍ QUYẾT LUYỆN THÁI ĐỘ BIẾT ƠN MỖI NGÀY.
4 BÍ QUYẾT NUÔI DƯỠNG LÒNG BIẾT ƠN. |
Là con người, chúng ta hay xem thường những gì mình nắm giữ trong tay. Đó là lý do vì
sao ta phải ý thức rèn luyện cho bộ não biết cách cám ơn những điều cơ bản nhất trong
cuộc sống. Ta phải biến nó thành thói quen, thành thái độ sống. Đây chính là chìa khóa mở
ra hạnh phúc và năng lượng hấp dẫn những điều tích cực. Sau đây là Bốn bí quyết nuôi
dưỡng lòng biết ơn.
Bí quyết 1: Dành ra 10 phút mỗi ngày để biết ơn.
Bạn có muốn bắt đầu ngày mới bằng tâm trạng vui vẻ lạc quan không? Bạn có muốn định
hướng tư tưởng để hấp dẫn vô vàn cơ hội mới trong ngày không?
Một trong những bài tập hiệu quả nhất mà tôi thực hành mỗi sáng là “nghi thức biết ơn”
kéo dài 10 phút. Tôi nhắm mắt lại, tịnh tâm, hít thở thật sâu và chậm.
Tôi tự hỏi, “ngay lúc này đây mình thấy biết ơn cuộc sống vì điều gì?” “Cuộc sống của
mình tốt đẹp ra sao?”“Hôm nay mình có thể trông đợi điều gì?”
Trong lúc mường tượng những điều đó trong tâm trí, tôi lặp đi lặp lại câu, “cảm ơn cuộc
sống”. Tôi hình dung gia đình tôi, thân thể khỏe mạnh của tôi, những người bạn và hình ảnh tôi được làm công việc yêu thích mỗi ngày. Tôi nhắc đi nhắc lại câu nói đó cho đến khi tôi cảm nhận được sự ấm áp và lòng biết ơn dâng trào. Bạn sẽ không thể tin nổi bài tập đơn giản này lại hữu ích đến mức nào đâu! Nó hoàn toàn có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Bí quyết 2: Viết nhật ký biết ơn.
Vào mỗi chủ nhật (hoặc bất kỳ ngày nào trong tuần mà bạn chọn), hãy viết về những điều
tốt đẹp đã xảy đến với bạn và những gì bạn nhận được trong tuần qua.
Tôi thường viết về những người mà tôi diễm phúc được gặp và làm việc cùng. Tôi viết về
những cái ôm, những lời ngợi khen và những nụ hôn tôi nhận được từ người thân yêu. Tôi
viết về bữa ăn mà tôi may mắn được thưởng thức. Thậm chí tôi còn viết về những buổi bình
minh ngập nắng đánh thức tôi dậy mỗi ngày.
Mỗi khi tâm trạng buồn bã, tôi mở quyển nhật ký ra và hướng tâm trí mình vào những
điều hạnh phúc. Việc làm này giúp tái tạo nguồn năng lượng và cảm xúc trong tôi, để tôi
vững vàng bước tiếp.
Hãy tạo cho mình một quyển nhật ký lòng biết ơn (bạn có thể kết hợp với quyển nhật ký
thành công, không sao cả) và bắt đầu lấp đầy các trang mỗi tuần. Hãy hành động ngay bây
giờ bằng cách viết ra 20 điều bạn trân trọng nhất trong cuộc đời mình.
20 điều tôi cảm thấy biết ơn trong cuộc sống là….......................................
.......................................
......................................
.....................................
Bí quyết 3: Lập bảng cân đối những gì cho đi – nhận lại.
Một phương pháp có tác động mạnh đến quá trình bồi đắp lòng biết ơn là tập trung vào
những điều thật sự xảy ra trong cuộc sống của chính mình, và ghi lại những gì ta nhận được
từ thế giới (hay xã hội) tương ứng với những gì ta cho đi. Phương pháp này thật sự làm mọi
thứ trở nên rõ ràng hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách tự vấn bản thân hai câu hỏi sau vào cuối ngày:
Hôm nay tôi đã nhận được gì?
Hôm nay tôi đã cho đi điều gì?
Liệt kê tất cả những gì bạn nhận được vào một cột và những gì bạn cho đi vào cột còn lại.
Hãy kể ra những gì hữu hình lẫn trừu tượng. Thậm chí dù bạn có phải trả tiền cho những gì
bạn nhận được, hãy cứ viết xuống. Ví dụ những điều tôi nhận được ngày hôm nay là: “cái
ôm của bọn trẻ”, “nụ cười của khách hàng”, “được phục vụ chu đáo tại nhà hàng”, “bữa ăn
do chính tay vợ tôi nấu”, “thời tiết thật đẹp”, v.v… Còn đây là những điều tôi đã cho đi: “cuộc
nói chuyện truyền cảm hứng với hơn 100 khán giả”, “lời khuyên cho một người bạn”, “ lời
khen dành cho vợ”, “đọc truyện cho con nghe”, v.v… Bạn hiểu ý tôi rồi chứ?
Hãy làm ngay bây giờ. Nếu vẫn chưa hết ngày, hãy viết những điều bạn đã cho đi và nhận
lại trong ngày hôm qua.
Những gì tôi đã nhận được trong Những gì tôi cho đi
ngày hôm nay. ngày hôm nay.
............................... ..............................................
................................ ...............................................
............................... ...............................................
Lần nào làm bài tập này tôi cũng thấy cột cho đi luôn ngắn hơn nhiều so với cột nhận được.
Khi bạn nhận thức được mình nhận lại quá nhiều so với những gì cho đi, điều đó không
chỉ nuôi dưỡng lòng biết ơn trong bạn mà thường nó còn khiến bạn mong muốn cho đi
nhiều hơn. Và hãy nhớ câu: “Cho đi hạnh phúc hơn nhiều so với nhận lại.”
Bí quyết 4: Thực hiện cuộc gặp gỡ của lòng biết ơn.
Tại Đại học Pennsylvania, Tiến sĩ tâm lý học Martin Seligman có dạy một khóa về tâm lý
học tích cực. Ông giao cho sinh viên một bài tập trong đó họ phải lên kế hoạch và thực hiện
“Cuộc gặp gỡ của lòng biết ơn.” Nhiều sinh viên đã báo cáo lại rằng đây là một trong những
trải nghiệm ý nghĩa nhất đời họ.
Một “Cuộc gặp gỡ của lòng biết ơn” cũng chính là điều tôi muốn bạn làm. Sau đây là cách
thực hiện: chọn ra một người cực kỳ quan trọng với bạn trong quá khứ, người đã tạo ra
những chuyển biến tích cực lớn lao trong cuộc đời bạn mà bạn vẫn chưa một lần thật sự bày
tỏ lòng biết ơn với người ấy.
Viết từ 1-2 trang thể hiện lòng biết ơn đối với những gì người ấy mang đến cho bạn. Viết
về tất cả những gì bạn học được từ họ. Hãy dành thời gian để làm điều này.
Mời người đó ra ngoài ăn trưa, hoặc đến nhà người đó. Điều quan trọng là bạn phải gặp
người đó trực tiếp, không phải chỉ viết thư hay gọi điện. Đừng nói trước với họ về mục đích
của cuộc gặp mặt. Hãy làm cho họ ngạc nhiên. Khi bạn gặp mặt, nhìn vào mắt người đó, đọc
chậm rãi những gì bạn viết. Để cho người đối diện có thời gian phản hồi.
Nghe có vẻ là một thách thức vô cùng lớn nhưng hãy nhớ, mỗi khi nỗ lực vượt lên chính
mình, ta sẽ trưởng thành thêm một chút. Vì vậy, nếu bạn nghĩ mình không làm được, bạn
càng phải làm. Đó là thử thách cuối cùng tôi dành cho bạn,tôi tin bạn có thể làm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét