Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

BẠN TỰ CHO MÌNH LUÔN ĐÚNG HAY MUỐN CÓ HẠNH PHÚC HƠN? BẠN THÍCH CHO MÌNH LUÔN ĐÚNG HAY LÀ ĐẠT TỚI THÀNH CÔNG HƠN?


TÌM RA CÁC ĐIỂM CHUNG.



Làm thế nào để sử dụng thông tin phản hồi hiệu quả?
Bạn nên tìm ra những nét chung trong các thông tin phản hồi mình nhận được. Như một người bạn của tôi thường nói rằng: “Nếu một ai đó bảo bạn là một con ngựa, chắc chắn hắn ta là một tên điên. Nếu ba người cùng nói bạn là một con ngựa, hẳn ba người này có sự thông đồng với nhau. Còn nếu có tới 10 người bảo bạn là một con ngựa, thì đã đến lúc bạn sắm cho mình một cái yên.”

Điều rút ra từ câu nói trên là nếu có nhiều người cùng nhận xét một điều về bạn, có lẽ điều đó phần
nào đúng. Tại sao lại như vậy? Có thể bạn nghĩ mình đúng, nhưng hãy luôn tự hỏi rằng: “Mình muốn tự cho mình luôn đúng hay muốn có hạnh phúc hơn? Mình thích cho mình luôn đúng hơn hay là đạt tới thành công hơn?” Tôi có một người bạn luôn cho mình là đúng mà không hề quan tâm tới hạnh phúc hay thành công. Anh ta phát điên với bất kì ai cố gắng khuyên bảo mình. “Đừng nói với tôi bằng cái giọng đó, quý cô trẻ tuổi ạ. Đừng dạy tôi cách điều hành công ty này. Đây là công ty của tôi và tôi sẽ quản lý nó theo cách của mình.” “Tôi không cần quan tâm tới những gì cô nghĩ.” Anh ta luôn cho mình là số một. Anh ta không thích để ý tới ý kiến của người khác. Trong cuộc đời, anh cứ dần bị mọi người xa lánh: vợ, hai con gái, khách hàng và tất cả nhân viên của anh. Anh ta đã phá sản tới hai lần, ly dị hai lần, các con thì chẳng muốn nói chuyện với anh ta. Nhưng anh ta luôn “đúng”. 


Do đó, cho rằng mình luôn đúng sẽ khiến bạn mắc kẹt. Thái độ đó chỉ dẫn bạn tới ngõ cụt mà thôi.
Bạn cần chú ý hơn tới thông tin phản hồi đến từ ai: gia đình, bạn bè, bạn đời, đồng nghiệp, sếp, đối
tác, khách hàng hay chính bản thân mình? Liệu có ý kiến nào là nổi bật hơn không? Hãy lập một danh sách, ghi lại từng ý kiến và tìm ra những bước đi thích hợp để có thể trở lại đúng hướng.
  

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI THÀNH CÔNG TRONG VÒNG 3 THÁNG NGẮN NGỦI.

CÔ ẤY ĐÃ HỎI VÀ TÌM RA ĐƯỜNG TỚI THÀNH CÔNG CHỈ TRONG VÒNG BA THÁNG NGẮN NGỦI.

CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG TRONG VÒNG
30 NGÀY.

Một trong những cuốn sách giảm cân bán chạy nhất là cuốn Thin thighs in 30 days. Một điều thú vị là
cuốn sách này được viết hoàn toàn nhờ việc lắng nghe các thông tin phản hồi. Tác giả cuốn sách
Wendy Stehling làm việc cho một công ty quảng cáo. Tuy nhiên, chị lại không thích công việc ở đó.
Chị muốn mở một công ty quảng cáo riêng nhưng lại không có đủ tiền. Chị cần 100.000 đô la. Chị bắt đầu hỏi: “Cách nhanh nhất để kiếm được 100.000 đô la là gì?”
Viết một cuốn sách - một ý kiến phản hồi.
Chị thấy rằng nếu mình viết một cuốn sách và có thể bán được 100.000 bản trong vòng 90 ngày và thu về mỗi cuốn một đô la - chị sẽ kiếm đủ 100.000 đô la. Nhưng loại sách nào mà tới 100.000 người cần đến? “Những cuốn sách nào bán chạy nhất Mỹ nhỉ?”, chị hỏi.
Thông tin phản hồi: Sách giảm cân.
“Đúng vậy, nhưng làm sao tôi có thể giống như những chuyên gia về lĩnh vực này được?”
Hỏi những người phụ nữ khác - thông tin phản hồi chị nhận được.
Chị liền đi ra chợ và hỏi: “Nếu chị chỉ có thể giảm cân ở trên một bộ phận của cơ thể, chị thích mình
gầy đi ở chỗ nào?” Hầu hết câu trả lời là hai chân.
“Chị muốn khi nào thì nó giảm đi?”
Khoảng từ tháng Tư hoặc tháng Năm, khi đó là mùa bơi lội.
Wendy đã làm điều gì tiếp đó? Chị viết cuốn sách Thin thighs in 30 days rồi đem xuất bản vào ngày 15 tháng Tư. Đến tháng Sáu, chị đã có được 100.000 đô la - tất cả là nhờ chị đã hỏi mọi người họ cần gì và đáp lại những thông tin phản hồi bằng cách đem những thứ mọi người cần đến với họ.
  

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

NHỮNG CÂU HỎI KỲ DIỆU GIÚP BẠN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.

NHỮNG CÂU HỎI GIÁ TRỊ BẠN NÊN BIẾT. 


NHỮNG CÂU HỎI GIÁ TRỊ BẠN NÊN BIẾT
Câu hỏi kì diệu nào mà có thể cải thiện được các mối quan hệ của bạn, nâng cao chất lượng các sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp, tăng tính hiệu quả các buổi hội họp bạn tổ chức cũng như các lớp học bạn tham gia giảng dạy hay giúp bạn đạt tới thành công trong các lĩnh vực kinh doanh bạn chọn? Câu hỏi đó là:  
Với thang điểm từ 1 đến 10, bạn chấm cho các mối quan hệ (dịch vụ/sản phẩm) của mình trong tuần
(hai tuần/tháng/quý/học kỳ/mùa) vừa rồi mấy điểm?

Dưới đây là một số câu hỏi tương tự mà tôi thường dùng trong những năm qua:
Với thang điểm từ 1 tới 10, anh cho buổi họp vừa rồi bao nhiêu điểm? Anh chấm mấy điểm cho khả
năng quản lý của tôi? Khả năng nuôi dạy con của tôi? Kỹ năng giảng dạy của tôi? Lớp học này? Bữa
ăn này? Món ăn tôi nấu? Cách giải quyết này? Cuốn sách này?
Nếu bạn không nhận được 10 điểm, hãy hỏi tiếp câu sau:
Vậy làm cách nào để tôi có thể nhận được 10 điểm?
Các câu trả lời sẽ mang đến những thông tin rất giá trị. Biết được rằng ai đó chưa hài lòng về bạn vẫn
chưa đủ. Biết cách làm họ hài lòng mới giúp bạn có được những thông tin cần thiết để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và các mối quan hệ hoàn hảo.
Hãy làm quen với hai câu hỏi trên để kết thúc tốt mọi kế hoạch, các cuộc hội họp, các lớp học, các
khóa đào tạo và các cuộc hội thảo.
  

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

3 PHẢN ỨNG KHIẾN BẠN MUÔN THỦA MÃI DẬM CHÂN TẠI CHỖ.

3 PHẢN ỨNG KHIẾN BẠN DẬM CHÂN TẠI CHỖ KHI NHẬN ĐƯỢC THÔNG TIN PHẢN HỒI.

3 PHẢN ỨNG TIÊU CỰC TRƯỚC THÔNG TIN PHẢN HỒI.
1. Bị khuất phục và từ bỏ.
  Đã có bao nhiêu lần bạn hay ai đó bạn biết nhận được những thông tin phản hồi không tốt và chịu khuất phục? Những phản ứng như vậy chỉ kéo bạn giậm chân tại chỗ mà thôi. Nếu bạn luôn nhớ rằng phản hồi tiêu cực chỉ đơn thuần là một hình thức thông tin, bạn sẽ không bị khuất phục.
Hãy xem những thông tin đó như là một công cụ dẫn đường thay vì một lời chỉ trích. Bạn
hãy suy ngẫm về hệ thống điều khiển tự động trên máy bay. Hệ thống này luôn báo cho máy bay biết nó đang bay cao quá, thấp quá, quá lệch sang bên trái, hay quá xa về phía bên phải. Chiếc máy bay sẽ
dựa vào những thông tin đó để chỉnh lại hành trình. Đừng suy sụp khi liên tiếp nhận được những thông tin phản hồi tiêu cực. Đừng cảm thấy mình đang bị lên án. Hãy xem những thông tin đó như những điều hữu ích giúp bạn điều chỉnh lại hướng đi để đến được đích nhanh hơn.
  

2. Cáu giận với những người truyền đạt thông tin phản hồi tiêu cực.
 Hãy thử nghĩ xem. Đã bao nhiêu lần bạn tức tối hay tỏ ra thù hằn với người mang lại những thông tin
phản hồi thực sự hữu ích cho bạn? Khi làm như vậy, một mặt bạn đánh mất mối quan hệ tốt đẹp, mặt
khác, bạn chẳng bao giờ nhận được những thông tin hữu ích nữa.
 


 3. Lờ đi những thông tin phản hồi.
Không nghe theo hay lờ đi những thông tin phản hồi là một cách đối phó không hiệu quả khác. Chúng ta đều biết rằng mọi người chỉ quan tâm tới quan điểm của mình. Họ thường không thích những gì người khác nghĩ. Họ không muốn nghe những người khác nói. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là thông tin phản hồi lại có thể thay đổi cả cuộc đời chúng ta, nhưng chỉ khi nào chúng ta biết cách lắng nghe mà thôi.  

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

2 LOẠI THÔNG TIN PHẢN HỒI

2 LOẠI THÔNG TIN PHẢN HỒI.

2 LOẠI THÔNG TIN PHẢN HỒI.

Có hai loại thông tin phản hồi bạn hay gặp là thông tin tích cực và thông tin tiêu cực. Chúng ta thường thích những thông tin tích cực hơn. Đó có thể là những kết quả tốt, tiền bạc, được tăng lương, thăng chức, sự hài lòng của khách hàng, các giải thưởng, hạnh phúc, yên ổn nội bộ, sự thân thiết, hay niềm vui. Ta cảm thấy chúng tốt hơn. Chúng thông báo rằng ta đang đi đúng hướng.
Chúng ta có xu hướng không thích những phản hồi tiêu cực như không thu được kết quả tốt, không được tiền hay chỉ thu được một ít, bị phê bình, đánh giá thấp, không được tăng lương hay thăng chức, những lời phàn nàn, bất hạnh, xung đột nội bộ, nỗi cô đơn, hay đau khổ. Tuy nhiên, có rất nhiều điều hữu ích được rút ra khi bạn nhận được những phản hồi loại này. Chúng cho biết rằng bạn đang đi nhầm hướng, những điều bạn làm chưa đúng. Vì vậy chúng cũng là những thông tin có ích.
Thực tế, việc bạn thay đổi cách cảm nhận đối với thông tin phản hồi tiêu cực rất có giá trị. Tôi luôn
coi thông tin phản hồi tiêu cực như là “cơ hội để hoàn thiện”. Thế giới đang chỉ cho tôi ở đâu và bằng
cách nào tôi có thể cải thiện những việc mình đang làm. Đó chính là điều giúp tôi trở nên tốt hơn. Đó
là điều giúp tôi thay đổi hành vi của mình để tiến gần hơn tới những gì mình muốn - có thu nhập cao
hơn, doanh thu tăng, được thăng chức, có các mối quan hệ tốt hơn, đạt điểm cao hơn, hay giành chiến
thắng trong các cuộc thi đấu thể thao. Nếu muốn sớm đạt tới thành công, bạn cần phải đón nhận, chào mừng và nắm chắc tất cả các thông tin 
phản hồi đến với bạn. 

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

SỬ DỤNG THÔNG TIN PHẢN HỒI ĐỂ VÚT NHANH VỀ ĐÍCH.

CHÚ Ý NHỮNG THÔNG TIN PHẢN HỒI SẼ GIÚP BẠN NHẬN RA MÌNH ĐÃ ĐI ĐÚNG HƯỚNG CHƯA.

Sử dụng thông tin phản hồi để lao nhanh về đích.

Mỗi lần bắt tay vào công việc, bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi xem liệu những gì bạn đang làm có
đúng hay không. Bạn sẽ nhận được dữ liệu, lời khuyên, các đề xuất, giúp đỡ, định hướng, hay thậm chí cả những lời phê bình. Tất cả những thông tin sẽ luôn giúp bạn sửa đổi và tiếp tục tiến lên, đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như các mối quan hệ. Tuy nhiên, tìm kiếm các ý kiến phản hồi luôn là vế đầu tiên của phương trình. Mỗi lần nhận được một thông tin phản hồi, bạn phải sẵn sàng đáp lại nó.
  

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

HÃY TÌM HIỂU XEM CÁI GIÁ BẠN PHẢI TRẢ CHO MỤC TIÊU CỦA MÌNH LÀ GÌ?

TÌM RA CÁI GIÁ BẠN PHẢI TRẢ.

TÌM RA CÁI GIÁ PHẢI TRẢ.

Dĩ nhiên, nếu bạn không biết được cái giá mình phải trả là gì, bạn sẽ không thể quyết định có chấp
nhận trả giá hay không. Đôi khi, bước đầu tiên cần làm là khám phá những việc cần thực hiện để đạt
được mục tiêu mong muốn. Chẳng hạn, rất nhiều người - có lẽ trong đó có cả bạn - nói họ muốn sở hữu một chiếc du thuyền. Nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu xem mình cần có bao nhiêu tiền để mua một chiếc… hay tiền thuê chỗ tại bến cảng là bao nhiêu… hoặc tiền bảo dưỡng, nhiên liệu, bảo hiểm hàng tháng là bao nhiêu chưa?

Bạn cần tìm hiểu xem những người khác phải trả giá thế nào để đạt được những ước mơ như bạn. Bạn có thể muốn liệt kê ra một vài người đã từng thực hiện những điều bạn mong muốn và hỏi họ xem họ đã phải hi sinh những gì trên con đường thực hiện mục tiêu đó.
Bạn có thể khám phá ra bạn không sẵn lòng chấp nhận trả một số giá trong đó. Bạn có thể không muốn mạo hiểm đánh mất đi sức khỏe, phá hỏng những mối quan hệ, hay đánh cược khoản tiền tiết kiệm cả đời mình cho một mục tiêu nào đó. Bạn cần xem xét mọi khía cạnh. Công việc mơ ước đó có thể không đáng để bạn phá hỏng hôn nhân, rời xa con cái hay đánh mất cân bằng cuộc sống. Chỉ có bản thân bạn mới quyết định được điều gì phù hợp và đâu là cái giá bạn sẵn lòng chấp nhận. Có thể điều bạn mong muốn không đem lại lợi ích cho bạn về lâu dài. Song nếu có, thì hãy tìm hiểu xem bạn cần làm gì, và sau đó sẵn sàng hành động.
  

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

5 CÂU NÓI KHIẾN BẠN LUYỆN TẬP ĐIÊN CUỒNG ĐỂ THÀNH CÔNG TUYỆT ĐỈNH.

5 CÂU NÓI KHIẾN BẠN RÈN LUYỆN BẢN THÂN ĐIÊN CUỒNG ĐỂ CÓ ĐƯỢC THÀNH CÔNG TUYỆT ĐỈNH.

5 CÂU NÓI...
1) “Khi bạn không luyện tập, một người nào đó tại một nơi
nào đó vẫn đang cần mẫn luyện tập. Khi bạn và cầu thủ này gặp nhau, giả sử hai người có cùng khả
năng, thì người kia sẽ thắng.” 

Bill Bradley  

2) Tôi học được rằng cách duy nhất giúp bạn đạt tới những đích đến nào đó trong cuộc đời là làm việc chăm chỉ cho mục tiêu đó. Dù bạn có là nhạc sĩ, nhà văn, vận động viên hay doanh nhân, bạn cũng không có cách đi đường tắt. Nếu bạn làm được, bạn sẽ thắng lợi và ngược lại.
BRUCE JENNER
 


4)  Điểm mấu chốt không nằm ở tinh thần quyết thắng - mọi người đều có tinh thần này. Mà đó chính là tinh thần chuẩn bị cho chiến thắng.
PAUL “BEAR” BRYANT 

5) Nếu tôi không luyện tập một ngày, chỉ mình tôi biết.
Nếu tôi bỏ tập hai ngày, người quản lý sẽ biết.
Nếu tôi không tập ba ngày, tất cả khán giả sẽ biết.
ANDRé PREVIN
 


Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

NỖI ĐAU CHỈ LÀ TẠM THỜI....LỢI ÍCH SẼ CÒN MÃI MÃI.



NỖI ĐAU CHỈ LÀ TẠM THỜI....LỢI ÍCH SẼ CÒN MÃI MÃI.



Shun Fujimoto
Tôi nhớ lại Thế vận hội Olympic Mùa hè năm 1976, khi đó cả thế giới đều chú ý tới cuộc tranh tài thể
dục dụng cụ dành cho nam giới. Nhận được sự cổ vũ động viên nhiệt tình từ phía khán đài, vận động
viên Shun Fujimoto của đoàn Nhật Bản đã tiếp đất ngoạn mục sau cú nhào lộn ba vòng trên không, nhờ đó giành huy chương vàng môn thể dục dụng cụ đồng đội nam về cho đất nước. Gương mặt Shun nhăn lại vì đau đớn, các đồng đội của anh nín thở song anh vẫn tiếp tục màn biểu diễn gần như không mắc một lỗi nào với phần tiếp đất hoàn hảo - trên chiếc đầu gối trái đã vỡ. Đó là màn biểu diễn phi thường của lòng can đảm và sự quyết tâm.

Trong khi được phỏng vấn sau chiến thắng, Fujimoto tiết lộ rằng, mặc dù anh đã bị chấn thương đầu
gối từ khi luyện tập trước đó song rõ ràng trận thi đấu vẫn diễn ra và đội giành huy chương vàng sẽ
được quyết định trong vòng đấu này. Anh nói: “Cơn đau như lưỡi dao đâm vào tôi. Tôi trào cả nước
mắt. Nhưng giờ đây, tôi đã được nhận tấm huy chương vàng và cơn đau đã biến mất”.

Vậy điều gì đã khiến Fujimoto có được sự can đảm phi thường, đối mặt với nỗi đau đớn cùng rủi ro
hiển hiện về một chấn thương nghiêm trọng? Đó chính là tinh thần sẵn sàng trả giá - có thể là cái giá
phải trả trong một thời gian dài, hàng ngày, trên con đường đi tới Olympic.
  

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

ĐẰNG SAU MỖI THÀNH CÔNG VĨ ĐẠI LÀ MỘT SỰ CHẤP NHẬN TRẢ GIÁ.


ĐẰNG SAU MỖI THÀNH CÔNG VĨ ĐẠI LÀ MỘT SỰ CHẤP NHẬN TRẢ GIÁ.

MICHELANGELO

Nếu người ta biết được tôi đã phải làm việc vất vả thế nào mới đạt được thành công như vậy, hẳn họ
sẽ không còn cho đó là điều kì diệu nữa.
MICHELANGELO
Họa sĩ, nhà điêu khắc trong thời kì Phục hưng, người đã dành bốn năm để nằm vẽ trần nhà thờ Sistine
Chapel

Đằng sau mỗi thành công vĩ đại là một câu chuyện về học hỏi, đào tạo, thực hành, kỉ luật và hi sinh.
Bạn cần sẵn sàng chấp nhận trả giá.
Có thể cái giá phải trả là theo đuổi duy nhất một việc và gạt sang một bên tất cả những việc khác. Có
thể đó là đầu tư tất cả tài sản hay mọi khoản tiền tiết kiệm của bạn. Hay có thể, đó là tinh thần sẵn sàng bước ra khỏi môi trường an toàn hiện tại của bạn.
Mặc dù để đạt được một kết quả thành công thường đòi hỏi vô số điều kiện nhưng tinh thần sẵn sàng
thực hiện những việc cần thiết chính là một trong những thước đo giúp bạn bền gan vững chí trước
những thử thách, đau đớn, trở ngại và thậm chí cả những thương tích về thể xác.
 

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG QUAN TRỌNG HƠN KIẾN THỨC.

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG GIÚP BẠN THÀNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO?

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG QUAN TRỌNG HƠN KIẾN THỨC.

Khi hàng ngày bạn đều hình dung ra những mục tiêu của mình trong trạng thái đã được thực hiện, trí
não vô thức của bạn sẽ xảy ra một xung đột về những điều bạn đang hình dung và những gì thực có. Trí não vô thức cố gắng giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách đưa trạng thái hiện tại của bạn tiến dần tới những hình ảnh thú vị và mới mẻ bạn hình dung ra. Xung đột này càng tăng thêm khi óc tưởng tượng được sử dụng thường xuyên, và có thể thúc đẩy sự diễn tiến của ba sự việc sau:


1. Nó lập trình cho hệ thống RAS21(RAS -reticular activating system) trong não bộ nhận dạng mọi nguồn lực có thể giúp bạn thực hiện mục tiêu.

2. Nó kích thích trí não vô thức sáng tạo giải pháp để thực hiện mục tiêu bạn mong muốn. Bạn sẽ bắt
đầu với việc thức dậy mỗi sáng, trong đầu đầy ắp những ý tưởng mới. Bạn sẽ tìm ra những ý tưởng
ngay cả khi tắm, khi đi dạo, hay khi lái xe tới văn phòng.
3. Nó sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho bạn. Bạn sẽ dần nhận ra mình đang vô thức thực hiện những hành động dẫn bạn tới gần mục tiêu hơn. Đột nhiên, bạn giơ tay phát biểu trong lớp, tự nguyện nhận thêm các nhiệm vụ tại công sở, phát biểu trong buổi họp nhân viên, thẳng thắn đòi hỏi quyền lợi, tiết kiệm tiền để thực hiện những việc mình mong muốn, giảm số dư nợ trong tài khoản thẻ tín dụng, hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong cuộc sống.

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ lưỡng hơn phương thức vận hành của hệ thống RAS. Tại bất kì thời
điểm nào, não bộ của bạn đều phải tiếp nhận tám triệu thông tin - hầu hết những thông tin đó bạn không thể và cũng không cần chú tâm tới. Do vậy, hệ thống RAS sàng lọc hầu hết những thông tin đó, chỉ giữ lại những thông tin có thể giúp bạn tồn tại và thực hiện những mục tiêu quan trọng nhất của mình.
 

Như vậy, hệ thống RAS làm cách nào biết được cần giữ lại hay sàng lọc thông tin nào? Nó sẽ giữ lại
mọi thông tin có thể giúp bạn thực hiện những mục tiêu bạn đã thiết lập, hình dung và khẳng định. Hệ
thống này cũng giữ lại những thông tin phù hợp với niềm tin và ý niệm của bạn về bản thân, về những người xung quanh và về thế giới. Hệ thống RAS là một công cụ hữu dụng, song nó chỉ có thể tìm kiếm những phương pháp để hoàn thiện chính xác những bức tranh bạn đã đưa ra cho nó. Trí não vô thức của bạn không suy nghĩ bằng từ ngữ - nó chỉ có thể suy nghĩ bằng hình ảnh. 


Vậy, điều này giúp bạn như thế nào trong những nỗ lực để thực hiện giấc mơ thành công và đạt tới cuộc sống bạn mơ ước? Khi bạn hình dung trong não những bức tranh sống động, cụ thể, đầy màu sắc và thuyết phục - nó sẽ tìm kiếm và thu thập những thông tin cần thiết để biến bức tranh đó thành hiện thực. Nếu bạn hình dung ra hình ảnh 10.000 đô la, não bộ sẽ nghĩ ra cách giải quyết để có 10.000 đô la. Nếu bạn hình dung ra hình ảnh một triệu đô la, não bộ nghĩ ra cách giải quyết để có một triệu đô la.

Nếu bạn hình dung ra những hình ảnh về một ngôi nhà to đẹp, một người bạn đời lí tưởng, một công
việc hấp dẫn, và những kỳ nghỉ lý thú, bộ não sẽ hoạt động để giúp bạn đạt được những điều đó.
Ngược lại, nếu bạn liên tục đưa vào trong đầu những hình ảnh lo âu, sợ sệt và tiêu cực - hãy đoán xem điều gì xảy ra? - não bộ cũng sẽ biến những hình ảnh đó thành sự thực.








Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

9 BƯỚC XÂY DỰNG NHỮNG LỜI KHẲNG ĐỊNH HIỆU QUẢ DẪN LỐI THÀNH CÔNG.

9 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG KHẲNG ĐỊNH HIỆU QUẢ.

9 Bước xây dựng những lời khẳng định hiệu quả dẫn lối thành công.

Để những lời khẳng định đạt được hiệu quả cao nhất, dẫn lối thành công, những khẳng định của bạn cần được xây dựng dựa trên chín bước sau:

Bước 1. Bắt đầu với Tôi là/ Tôi đang. Cụm từ Tôi là/ đang có sức mạnh lớn nhất trong mọi ngôn từ. Trí não vô thức thu nhận mọi câu bắt đầu với Tôi là/Tôi đang và diễn dịch nó như một mệnh lệnh - một chỉ thị cần thực hiện.

Bước 2. Sử dụng thì hiện tại đơn giản. Miêu tả những điều bạn mong muốn như khi bạn đã thực sự đạt được những điều đó.
Sai: Tôi sẽ sở hữu một chiếc Lamborghini mới màu đỏ.
Đúng: Tôi đang tận hưởng cảm giác lái chiếc Lamborghini màu đỏ của chính mình.

Bước 3. Sử dụng thể khẳng định. Hãy khẳng định những điều bạn mong muốn, chứ không phải những điều ngược lại. Hãy trình bày ở thể khẳng định. Trí não vô thức không nghe được từ “không/ đừng.” Như vậy, câu “Đừng đóng sập cửa” sẽ được trí não vô thức hiểu rằng “Hãy đóng sập cửa.” Trí não vô thức suy nghĩ bằng hình ảnh, do vậy, câu “Đừng đóng sập cửa” sẽ gợi lên hình ảnh cánh cửa bị đóng sập lại. Câu “Mình không còn sợ đi máy bay nữa,” tương tự, sẽ khơi lên hình ảnh sợ bay, trong khi đó, câu “Mình thích cảm giác được bay” gợi lên hình ảnh và cảm giác hưng phấn.
Sai: Mình không còn sợ đi máy bay nữa.
Đúng: Mình thích cảm giác được bay.

Bước 4. Trình bày thật ngắn gọn. Hãy coi những khẳng định của bạn giống như một bài hát quảng cáo. Mỗi từ ngữ trong đó trị giá 1000 đô la. Do đó, nó cần được trình bày thật ngắn gọn và dễ nhớ.

Bước 5. Trình bày thật cụ thể. Những khẳng định mơ hồ sẽ đem tới những kết quả mơ hồ.
Sai: Tôi đang lái chiếc xe mới màu đỏ của mình.
Đúng: Tôi đang được lái chiếc Lamborghini màu đỏ của mình.

Bước 6. Kể tới một hành động đang diễn ra. Miêu tả hành động đang trong trạng thái diễn ra sẽ tăng thêm
hiệu ứng tạo ra hình ảnh nó đang được thực hiện.
Sai: Tôi thể hiện mình một cách cởi mở và chân thành.
Đúng: Tôi đang tự tin thể hiện mình một cách cởi mở và chân thành.

Bước 7. Bao hàm ít nhất một từ ngữ thể hiện hay miêu tả cảm xúc tích cực. Hãy diễn tả cảm xúc của bạn như khi bạn đã thực hiện được mục tiêu đó. Một số từ thông dụng như: đang tận hưởng, thích thú, hạnh phúc, đáng tự hào, điềm tĩnh, thanh thản, hứng khởi, nhiệt huyết, đầy yêu thương, an toàn, thanh bình và thắng lợi.
Sai: Tôi đang giữ mức cân nặng lí tưởng là 66kg.
Đúng: Tôi thấy mình nhanh nhẹn và sung sức với cân nặng 66kg.
Hãy lưu ý rằng những câu chữ cuối cùng chính là điểm nhấn cho toàn bộ bài hát quảng cáo đó. Trí não vô thức rất yêu các giai điệu.

Bước 8. Khẳng định đưa ra cho chính bạn chứ không phải ai khác. Khi bạn đang xây dựng những khẳng định, hãy để chúng miêu tả hành vi của bạn chứ không phải những người khác.
Sai: Tôi đang nhìn Johnny tự dọn phòng.
Đúng: Tôi đang truyền đạt những mong muốn và khao khát của mình rất hiệu quả cho Johnny.

Bước 9. Thêm vào đó cụm từ hoặc một điều tốt đẹp hơn. Khi bạn đang khẳng định sẽ nắm được một mục tiêu cụ thể nào đó (công việc, cơ hội, kỳ nghỉ), sở hữu một vật nào đó (nhà, xe hơi, du thuyền) hay một mối quan hệ nào đó (vợ, chồng, con cái), hãy thêm vào cụm từ “hoặc một điều tốt đẹp hơn”. Đôi khi, chúng ta đưa ra tiêu chí cho những mong muốn của mình dựa trên những kinh nghiệm quá khứ còn hạn hẹp.
Đôi khi, có những điều còn tốt đẹp hơn chờ đợi chúng ta, do vậy hãy thêm cụm từ này vào những
khẳng định của bạn khi thích hợp.
Ví dụ: Tôi đang hạnh phúc được sống và sở hữu căn biệt thự xinh đẹp hướng ra bãi biển Nha Trang
tại Nha Trang hoặc một nơi nào đó đẹp hơn.
 






Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

BẠN KHÔNG BAO GIỜ MẮC KẸT BẠN CHỈ LẶP ĐI LẶP LẠI NHỮNG TRẢI NGHIỆM GIỐNG NHAU.


ĐỪNG TIẾP TỤC NHỮNG TRẢI NGHIỆM GIỐNG NHAU



Albert Einstein
Một khái niệm quan trọng mà những người thành đạt đều hiểu rõ đó là bạn không bao giờ bị mắc kẹt.
Bạn chỉ liên tục tạo ra những trải nghiệm giống nhau do giữ nguyên những suy nghĩ, những niềm tin,
những câu nói và những hành động giống nhau.
Thông thường, chúng ta bị mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn. Suy nghĩ hạn chế của chúng ta tự
dựng nên những hình ảnh trong tâm trí, và những hình ảnh này chi phối hành động, rồi những hành động này, theo vòng, lại củng cố những suy nghĩ hạn chế trong đầu. Hãy hình dung tình huống bạn quên mất phần nội dung đã chuẩn bị cho bài thuyết trình tại công ty. ý nghĩ này gợi bạn hình dung tới cảnh mình quên mất một luận điểm chính cần trình bày. Hình ảnh đó làm dấy lên cảm giác lo sợ. Nỗi lo sợ này lại phủ bóng đen lên khả năng suy nghĩ mạch lạc của bạn, khiến bạn thực sự quên mất một luận điểm chính.

 Do vậy, ý niệm rằng mình không thể nói trước đám đông lại càng được củng cố trong đầu bạn.
Thấy chưa, mình đã biết là mình sẽ quên mất những vấn đề cần trình bày. Mình không thể thuyết trình 
trước đám đông được. Nếu bạn cứ tiếp tục phàn nàn về tình cảnh hiện tại, trí não bạn sẽ tiếp tục tập trung vào tình cảnh đó. Chính bởi bạn liên tục nói, nghĩ và viết về cách thức mọi việc đang diễn ra, bạn sẽ tiếp tục củng cố lối mòn trong não bạn - lối mòn đã dẫn bạn tới xuất phát điểm hôm nay. Thêm vào đó, bạn sẽ tiếp tục phát ra những tín hiệu thu hút những con người và tình huống như hiện tại. Để thay đổi vòng tròn luẩn quẩn này, bạn phải tập trung suy nghĩ, nói và viết về những điều bạn muốn đạt được. Bạn cần lấp đầy phần não vô thức của mình với những suy nghĩ và hình ảnh về “sự thực” mới mẻ đó.

Những vấn đề to lớn chúng ta phải đối mặt không thể được giải quyết với cùng một trình độ suy nghĩ
đã tạo ra chúng.

                                                   ALBERT EINSTEIN
                              Nhà vật lý học đã từng được trao giải thưởng Nobel
  

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

3 CÁCH ĐỂ BẠN DÁM BƯỚC RA KHỎI VÙNG AN TOÀN CỦA MÌNH.

3 CÁCH THAY ĐỔI "VÙNG AN TOÀN" 

Thêm chú thích

1. Bạn có thể dùng những lời quả quyết và những bài độc thoại tích cực để khẳng định rằng bạn đang có được những điều mình mong muốn, đang thực hiện những ước mơ của mình và đang hành động như chính con người bạn.
2. Bạn có thể tạo dựng những hình ảnh thuyết phục và mạnh mẽ bên trong chính con người bạn.
3. Bạn cũng có thể thay đổi hành vi của mình.
  

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

ĐỪNG MÃI TRÚ NGỤ TRONG NHÀ TÙ DO CHÍNH BẠN TỰ DỰNG LÊN "VÙNG AN TOÀN".

ĐỪNG NGU NGỐC NHƯ CHÚ VOI NÀY.


Mọi điều bạn mong muốn đều nằm ngoài vùng an toàn của bạn.
ROBERT ALLEN  

Một con voi khi còn nhỏ chỉ được sinh hoạt hạn chế trong một không gian nhỏ hẹp. Người huấn luyện sẽ trói chân nó vào một sợi dây thừng buộc vào cột gỗ chôn sâu dưới đất. Như vậy, con voi chỉ được di chuyển hạn chế trong phạm vi giới hạn bởi sợi dây thừng - vùng an toàn của nó. Mặc dù lúc đầu con voi cố gắng dứt bỏ sợi dây song sợi dây quá cứng cáp và con voi nhỏ nhận ra nó không thể giật đứt được sợi dây thừng. Nó học được rằng, nó phải ở trong không gian giới hạn bởi sợi dây.
Khi con voi nhỏ lớn lên, trở thành một chú voi khổng lồ cân nặng tới năm tấn và có thể dễ dàng giật
đứt sợi dây thừng song nó thậm chí còn không thử làm việc đó bởi nó đã học được từ khi còn nhỏ rằng sẽ không thể giật đứt được sợi dây đó. Do vậy, một con voi khổng lồ cũng có thể bị trói bởi một sợi dây thừng nhỏ.
Có lẽ, câu chuyện này cũng phần nào miêu tả chính bạn - vẫn đang bị mắc kẹt trong vùng an toàn được giới hạn bởi một vật nhỏ bé và yếu ớt như sợi dây thừng nhỏ đã giam giữ chú voi. Sợi dây thừng của bạn được tạo nên bởi những hình ảnh và những niềm tin tự hạn chế mà bạn đã nhận được khi còn nhỏ.

💎  Giàu là do tư duy Thông minh là do luyện tập Chẳng có số mệnh gì ở đây cả ! Tỉnh táo lên Đừng mơ hồ nữa Đứng dậy và hành động đi nào ! Đ...